Chưa được phân loại

Đi du lịch Đà Nẵng khám phá ẩm thực, văn hóa, lịch sử

0
457

Đà Nẵng là  tâm điểm của ba di sản thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế và phố cổ Hội An, thành phố của những cây cầu trở thành nơi du lịch lý tưởng. Dạo quanh một vòng thành phố, tận hưởng không khí của mảnh đất miền Trung sẽ thấy sự khác biệt của một thành phố du lịch thân thiện với môi trường. Đặc biệt tại thành phố xanh với không khí trong lành, là một điểm đến du lịch Đà Nẵng khám phá văn hóa, ẩm thực, du lịch nổi bật. Được nhiều du khách trong cả nước và quốc tế quan tâm.

1. Khám phá ẩm thực du lịch Đà Nẵng

Khi nhắc đến ẩm thực Đà Nẵng du khách thường nghĩ ngay đến các món hải sản ngon tuyệt ở các bãi biển. Với vị trí gần biển cùng với nguồn hải sản dồi dào từ biển mà hải sản của Đà Nẵng rất đa dạng và phong phú. Từ cá, tôm, cua, ghẹ, sò, mực,… qua cách chế biến của các đầu bếp trở thành nhiều món ăn ngon.

Ẩm thực du lịch Đà Nẵng

Đà Nẵng cũng có nhiều món ăn đã trở thành thương hiệu như: Bánh tráng cuốn thịt heo, Mì Quảng, các món ăn vặt như: ốc hút, mít trộn … Tất cả được chế biến theo khẩu vị riêng của người Đà Nẵng. Và không ít nhà hàng, quán ăn rất bình dân nhưng lại khá đông du khách tìm đến. Những món ăn nhất định phải thử khi đi tour du lịch Đà Nẵng như: Mì Quảng, cua rang me, bánh tráng cuốn thịt heo,…

1.1. Mì Quảng

Vị ngọt của nước xương, những cọng mì to thô, cứng và dày là linh hồn tạo nên 1 tô mì tròn vị. Vì không có công thức “cho tất cả các tô mì” nên người đầu bếp có thể sáng tạo các tô mì rất đa dạng: Các hương vị truyền thống như mì Quảng gà, mì Quảng thịt, mì Quảng đặc biệt… Hay đến các loại mì Quảng độc đáo hơn như mì Quảng sườn, mì Quảng cá chuối, mì Quảng lươn. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Đến du lịch Đà Nẵng mà chưa thưởng thức mì Quảng thì thật đáng tiếc.

1.2. Cua rang me

Cua rang me còn được gọi với cái tên cua rang me chua ngọt. Những chú cua còn tươi được rửa sạch, tách lấy thịt cua để riêng rồi tẩm ướp gia vị và đem chiên vàng cho thịt cua chín mềm. Ngay sau khi chiên vàng, cua được xếp ra đĩa và rưới đều nước sốt me đang còn nóng hổi lên. Món cua rang me có ngon hay không lại phụ thuộc vào nước sốt me. Chế biến đơn giản vậy thôi mà cua rang me đã làm nức mũi bao thực khách. Khiến cho bạn phải cồn cào bụng mỗi khi đi qua những nhà hàng hải sản nơi thành phố biển du lich Da Nang.

1.3. Bánh tráng thịt heo

Bánh tráng cuốn thịt heo mang đậm một nét đặc trưng của miền Trung từ những nguyên liệu dân dã. Các nguyên liệu làm bánh tráng được lựa chọn kĩ lưỡng, phần thịt thì chỉ chọn phần mông hoặc vai. Thịt được cắt không quá dày cũng không quá mỏng, miếng da giữ ở 2 đầu sau đó được hấp hơi để giữ vị ngọt. Phải kể đến nhiều nhất trong bánh tráng đó là rau sống, những loại rau rất quen thuộc. Nhưng rau phải đảm bảo tươi ngon, không được héo úa như xà lách, húng quế, búp chuối,… Món ăn này được phổ biến ở rất nhiều nơi, nhưng đến du lịch Đà Nẵng bạn sẽ thấy một hương vị hoàn toàn mới lạ và đặc biệt. Đến với thành phố biển Đà Nẵng bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn ngon này nhé.

2. Khám phá văn hóa Đà Nẵng

Đến với tour du lich Da Nang, nhắc đến hình ảnh của những con người xứ biển. Người ta sẽ nghĩ ngay đến nét chân phương, chất phát, bình dị. Và cũng thật thân thiện, hiền hòa, mến khách đến lạ lùng. Cái chất phát của người Đà Nẵng không chỉ đến ngay từ trong lời nói, cách nói chuyện. Mà nó còn biểu hiện ra trong những cử chỉ, hành động của người dân nơi đây. Với nhiều nét văn hóa đặc đắc, những lễ hội văn hóa truyền thống, những nàn điệu, câu hát. Đã tạo lên một nét văn hóa Đà Nẵng rất khác biệt và thu hút, thân thiện.

2.1. Nhịp sống êm đềm

Không quá xô bồ, ồn ào và náo nhiệt như những Sài Gòn, Hà Nội. Đà Nẵng lựa chọn “sống” theo cách của riêng mình, một cuộc sống tự do tự tại, nhẹ nhàng và bình yên. Khi bạn đến với tour Đà Nẵng, bạn sẽ chẳng thấy được hình ảnh kẹt xe mệt mỏi. Hay hình ảnh của một cuộc sống vội vã. Đó là những điều có vô cùng quen thuộc đối với những thành phố lớn. Nhưng với người dân Đà Nẵng thì đó dường như là những thứ gì đó vô cùng lạ lẫm.

2.2. Ấn tượng ngôn ngữ

Khi giao tiếp với người miền khác, người Đà Nẵng sẽ chọn lọc những từ ngữ mang nghĩa dễ nghe nhất, phổ thông nhất để thể hiện sự hiếu khách của mình. Nhưng giữa những người dân địa phương nói chuyện với nhau. Họ lại sử dụng những câu nói ngắn gọn, hàm ý, súc tích thể hiện sự thông minh, nói ít hiểu nhiều.

Cuộc sống người Đà Nẵng chậm rãi và yên bình đến lạ

Sự hồn hậu trong giọng điệu của con người Đà Nẵng sẽ khiến bạn cảm nhận được vẻ đẹp nơi ngôn ngữ của họ. “Đậm đà” trong ngôn từ và “gấp rút” trong nhịp điệu là những gì bạn có thể thấy được trong cách nói chuyện của người dân địa phương. Bạn hãy tự xây dựng nên cho mình một cuốn từ điển khoa học về ngôn ngữ của chính mình khi đi du lịch Đà Nẵng.

2.3. Con người thân thiện

An nhiên là cách họ đối mặt với cuộc sống, bình thản và chậm rãi. Những ồn ã của chốn phồn hoa đô thị, những xô bồ lai tạp không hề bị lấn át phai mờ những đặc trưng riêng của con người xứ Đà Thành. Họ chăm chỉ và lặng lẽ đắm mình trong không khí trong lành của biển cả, trong không gian màu sắc của hàng ngàn cảnh quan, trong nhịp sông Hàn chậm chạp xuyên suốt bao đời nay.

3. Khám phá lịch sử Đà Nẵng

Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam. Thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An. Nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Sau năm 1835, với chỉ dụ của vua Minh Mạng, Cửa Hàn (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam vào năm 1889, người Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam. Và đổi tên thành Tourane đánh dấu sự ra đời thành phố du lịch Đà Nẵng.

3.1. Di tích lịch sử thánh địa Mỹ Sơn, Đà Nẵng

Thánh địa Mỹ Sơn là một khu di tích đền tháp cổ, nơi đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Trải qua nhiều thời kì phát triển, nơi đây đã được mở rộng và bổ sung thêm nhiều ngọn tháp lớn nhỏ. Nổi tiếng là khu di tích chính của văn hóa Chăm Pa Việt Nam. Thánh địa Mỹ Sơn là nơi đưa du khách quay ngược thời gian trở về quá khứ. Địa danh này là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chăm Pa, là điểm đến du lịch Đà Nẵng với nhiều di tích lịch sử ấn tượng. Thánh địa Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm Pa có quá trình phát triển liên tục nhất từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 13.

3.2. Khu di tích lăng mộ Ông Ích Khiêm

Ông Ích Khiêm, tự là Mục Chi, sinh ngày 21/12/1829 tại làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang. Ông thi đậu cử nhân năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) và làm quan dưới triều vua Tự Đức. Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược. Ông có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta.

Ngôi

Khu lăng mộ Ông Ích Khiêm là một trong những khu di tích lịch sử ở Đà Nẵng. Được biết đến như một điểm tham quan du lịch nổi tiếng thu hút du khách ghé thăm. Bên trong đặt một tấm bia bằng đá cẩm thạch, cao 0,83m, rộng 0,54m, được trang trí hình rồng, phụng và hoa lá. Đây là điểm đến trong tour Da Nang bạn nên đến đây tham quan và thắp nhang trước đền để tưởng nhớ công ơn của ông cho thành phố Đà Nẵng ngày nay.

3.3. Di tích đình Đại Nam, Đà Nẵng

Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Di tích đình Đại Nam ở Đà Nẵng được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương. Được dùng để thờ thần Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng. Mái lợp ngói âm dương, tường gạch, trên mái đình là lưỡng long chầu nguyệt. Loan phụng hòa vinh, dơi ngậm đào, thể hiện qua nghệ thuật đắp ghép sành sứ, công phu, đẹp mắt.